Popular Posts

Wednesday 29 June 2011

Vườn Thiền

 
 
2: Y dep :
 
Hạnh phúc không phải do tìm kiếm là có được, mà phải do ta tạo ra...
 
 
Không ai sinh ra là hạnh phúc ngay, nhưng chúng ta
đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.
 
Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống:
Nhìn lại đàng sau & có kinh nghiệm !
Nhìn đàng trước & thấy hy vọng !
Nhìn xung quanh & tìm ra thực tại !
Nhìn bên trong & tìm thấy chính mình!
 
 
Tại sao lại cằn nhằn ai đó trong đời mình.
Người tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
Người xấu cho ta Kinh Nghiệm...
Người tệ nhất thì cho ta một Bài Học...

 
Cách hay nhất trong cuộc sống là hãy lắng nghe mọi người
và học nơi mọi người, vì không ai là biết tất cả và mỗi người
biết một điều gì đó.
 
 
Người bạn là người biết ta rất tường tận, am hiểu gốc gác ta,
chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho ta tiến tới.
 
 
Khi ta tìm một người bạn đừng đặt tiêu chuẫn hoàn
hảo mà chỉ nên tìm một tình bạn.
 
 
F- few: vài
R- relations: mối quan hệ
I- in: trong
E- earth: trái đất
N- never: không bao giờ
D- die: chết
 
 
Những lời nhân từ tử tế có thể ngắn và dễ nói song
âm vang của chúng thật còn mãi.
 
 
Chạy trốn một nan đề chỉ làm cho việc giải quyết lùi xa thêm mà thôi!
Cách dễ nhất để thoát khỏi nan đề là giải quyết nó.
 
 
Sự thật lý thú về cái lưỡi của con người : Dùng 3 năm để
học cho biết sử dụng nó nhưng phải dùng cả đời người để học
sử dụng nó Ở ĐÂU & KHI NÀO.
 
 
Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta
không cho phép.
 
 
Tâm trí được an bình không cần hao tốn chi nếu ta đừng:
Criticizing: chỉ trích
Comparing: so sánh
Complaining: phàn nàn.
 
 
Ba quy luật vàng của Vivekanand :
- Ai giúp ta- Đừng quên họ.
- Ai yêu thương ta- Đừng ghét họ.
- Ai tin tưởng ta- Đừng lừa gạt họ
___

Celine Dion & Paul Anka - It's Hard to Say Goodbye



Celine Dion & Paul Anka - It's Hard to Say Goodbye

Con nợ

Chuyện những người đàn ông Việt kiều về nước lấy vợ với kết cục nhiều khi thật cay đắng, bi kịch pha lẫn hài hước như “con nợ” trong câu chuyện này đã quá quen thuộc.



Cuộc sống là thế, "tại anh, tại ả...", mà quan trọng là phải tự xét mình, trách mình.

Không chỉ là chuyện lấy chồng Việt kiều, hiện nay còn bao cô gái bằng mọi cách đi lấy chồng ngoại "xịn". Kết cục có thể còn u buồn, đau đớn hơn thế. Nhưng nó lại là ở phía khác, phần lớn người phụ nữ phải gánh chịu.

Và vẫn là chuyện muôn thuở, hôn nhân không tình yêu biết bao giờ mới bớt đi?

Y Trang




Đó là anh Danny, con bác Hai tôi, người được mệnh danh là "con nợ của các cô trẻ đẹp".

Tội nghiệp, anh đã trả nợ gần hết cuộc đời anh mà coi bộ vẫn chưa hết nợ!

Giờ nầy, khi tôi ngồi tào lao, tỉ tê kể chuyện mê gái trẻ đẹp của anh cho mọi người nghe chơi, thì anh đang nằm trong phòng riêng, thở dài thườn thượt nghe não ruột quá trời! Nhưng tôi nhớ ra rằng, chẳng bao lâu nữa, anh lại tiếp tục tìm kiếm những cô gái trẻ đẹp, bằng cách qua sự giới thiệu của người quen ở Việt Nam, hoặc lùng trên mạng... Rồi anh vẫn sẽ tiếp tục "đi cày". Vẫn đêm đêm chạy cái xe truck cũ kỹ não nùng, đi bỏ bánh pizza. Vẫn mải mê ki cóp chắt bóp từng tờ $1 tiền tip nhàu nát, nâng niu dành dụm tiền lương hàng tháng để cung phụng cho các cô trẻ đẹp.
* * *
Anh Danny vừa trở về căn phòng mà anh vẫn share của vợ chồng tôi ba năm nay. Có nghĩa là khi Betty, Bé Tý của anh, bông hồng nhỏ của anh, người vợ bảy tháng hăm mốt ngày của anh, kéo mấy chiếc va ly căng phồng quần là áo lượt ra khỏi nhà anh và đời anh, chất lên chiếc xe Mercedes màu mận chín mới toanh, phóng đi mất, thì anh cũng trở về ở với chúng tôi cho đỡ tốn và đỡ buồn.

Thật ra, theo tôi, Betty đáng trách nhưng cũng đáng được thông cảm. Ở Việt Nam, cô bé chỉ nhìn thấy nước Mỹ qua những hình ảnh rực rỡ tráng lệ huy hoàng của những cao ốc, những khu vui chơi giải trí Disneyland, Hollywood, sòng bài Las Vegas... mà Danny gửi về cho cô. Ừ, thì người ta thường chụp hình khi đi chơi chứ mấy ai chụp hình khi đang làm việc? Cho nên khi qua đây, cô vỡ mộng.

Những ngày đầu Danny cũng đã đưa cô đi chơi nhiều nơi, cô tha hồ được thưởng thức cuộc sống tươi đẹp của nước Mỹ. Danny cũng đưa cô đi shopping tưng bừng, cô tha hồ mua sắm những bộ quần áo, dày dép đẹp... nhưng đó chỉ là thoáng chốc trong cuộc sống. Còn đời thường thì khác nhiều. Dù sao cũng tội nghiệp cô, bởi cô còn quá trẻ con để hiểu rằng, bất kỳ ở đâu, con người ta cũng phải có làm mới có ăn, đất đai dù màu mỡ đến đâu, người ta cũng phải ra tay chăm bón thì mới đơm hoa kết quả tốt lành.

Thêm nữa, hồi Danny về Việt Nam sao khác hẳn Danny ở đây. Ở Việt Nam, Betty tự hào với gia đình, bạn bè về Danny bao nhiêu thì khi ở Mỹ, Betty xấu hổ về Danny bấy nhiêu. Kỳ lạ thay! Hồi về Việt Nam, cái gì ở Danny sao cũng thơm "mùi Mỹ", từ quần áo tới cái phong thư, từ đôi vớ tới cái khăn tắm... Và Danny, dù sáu chục tròn, trông vẫn rất "tây", rất sang trọng, rất phong độ. Vậy mà khi qua đây, Betty thấy tất cả bỗng nhạt nhoà, thậm chí đảo ngược.

Rồi tệ hại hơn nữa là khi đi học tiếng Anh, Betty càng thấy mình thật trẻ trung, gần gũi, hoà đồng, líu lo với các bạn cùng trang lứa bao nhiêu thì cảm thấy xa lạ, cách biệt với Danny già cỗi bấy nhiêu.

Có lần Danny đưa Betty tới trường, vừa mở cửa ra khỏi xe, Betty gặp ngay nhỏ bạn cùng lớp đang tung tăng đi tới, nhỏ lễ phép kính cẩn chào Danny:

- Cháu chào ông ạ!

Và cái gì đến cũng sẽ đến, khi có nhiều lời ra tiếng vào quanh Betty, nhất là đám bạn trẻ vô tư:

- Mèng ơi! Mắc mớ gì mà mầy phải ở với ông già bỏ bánh pizza!

- Betty, mầy có biết mầy rất đẹp không? Mầy còn nhiều cơ hội...

- Betty ơi, cha mầy tới rước mầy kìa!

Hồi còn ở Việt Nam, khi trở thành người yêu, rồi người vợ của Danny, hàng tháng, nhân viên dịch vụ gửi tiền tới tận nhà Betty. Cô chỉ cần ký tên là được nhận những tờ trăm đô mới toanh, thơm phức cùng những lời yêu thương mật ngọt. Tiền Mỹ mà! Tha hồ tiêu xài thoải mái. Và để chuẩn bị sang Mỹ, Betty chỉ việc đi mua sắm, đi học tiếng Anh, tập thể dục thẩm mỹ, bơi lội, đi học nhảy đầm... Dĩ nhiên cô đâu biết đó là công sức anh Danny đã hằng đêm chạy như ma rượt ngoài đường, nhiều khi phải leo lên hàng mấy chục bậc cầu thang, dù đêm đông giá rét.

Rồi khi qua đây, ngoài thời gian đầu, sau đó coi bộ Danny không còn galăng, hào phóng như xưa khiến Betty càng thất vọng. Cuối tuần, Betty muốn đi ăn phở ở tiệm, Danny bảo: "Để mai anh nấu cho cưng ăn". Tối tối, Betty thích đi la cà ở mấy quán càphê, Danny cười hề hề: "Em muốn loại càphê nào anh pha cho. Anh pha càphê còn ngon hơn ở quán nhiều!". Sáng chủ nhật, Betty thích đi chơi, Danny cứ nằm ườn trên giường, giọng ngái ngủ: "Tối qua anh về khuya quá, để anh ngủ thêm tí, chiều anh lại phải đi làm rồi!".

"Ôi! Sống như vầy thì đi Mỹ làm gì hở trời? Chán chết đi được!" - Betty than thở với mấy đứa bạn như vậy.

 * * *

Ôi thôi! Còn đâu hình ảnh một anh Danny cách đây không lâu, mắt sáng long lanh, hoan hỉ khi kể về người yêu bé nhỏ xinh đẹp ở Việt Nam. Luôn hớn hở nói cười khi khoe rằng giấy tờ bảo lãnh đã xong. Và anh đã nhảy dựng lên, suýt đụng trần nhà, khi bông hồng của anh đã vượt qua được cuộc phỏng vấn gay go tại văn phòng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn!

Ôi thôi! Còn đâu hình ảnh một Danny, sau ngày về Việt Nam làm tiệc cưới trong nhà hàng lớn nhất của Sài Gòn, đi hưởng tuần trăng mật ở Nha Trang, Đà Lạt... Rồi trở lại Mỹ với phong độ của một chú rể tràn trề nhựa sống và thoả thuê hạnh phúc.

Sau đó là những ngày anh háo hức đi tìm thuê nhà. Rồi anh tất bật sắm đồ nội thất. Rồi anh mua chiếc Mercedes mới toanh, màu mận chín sẵn sàng cho Betty yêu quý. Tất cả phải mới, phải sang mới xứng đáng với cô vợ nhỏ hơn con gái anh hai tuổi. Ừ, Betty mới hăm bốn tuổi.

Nhắc tới con gái anh, hẳn phải nhắc tới người vợ trước của anh, đó là chị Mộng Mơ, đã bỏ anh cách đây ba năm. Chị Mộng Mơ đương nhiên rất đẹp (không đẹp dễ gì anh thèm lấy). Nghe có lần chị Mộng Mơ tính đi thi hoa hậu phu nhân nhưng sau đó anh đã khôn ngoan tìm mưu kế cản trở, vì nghe bạn bè nói, mầy mà để bả thành hoa hậu phu nhân là mầy trắng tay. Thế là anh là anh đã giả đò bị đau bụng tiêu chảy. Anh rên hừ hừ, thảm thiết, năn nỉ van xin chị đừng bỏ anh ở nhà một mình. Khi chị phát hiện được mưu kế của anh, mắng anh một trận tơi bời hoa lá.

Nhưng rồi sau đó, dù không trở thành hoa hậu phu nhân, chị vẫn bye bye với anh. Chị đẹp, quá đẹp, chị biết mình đẹp. Và chị thích ngắm mình càng đẹp hơn trong những bộ quần áo đẹp, xe cộ sang, nữ trang xịn, mỹ phẩm đắt tiền... Mà anh, hằng đêm chạy đi bỏ bánh pizza thì làm sao cung cấp nổi nhu cầu cao cấp của chị. Thêm vào đó, bạn bè hỏi nhau, chồng mầy làm nghề gì? Lúc đầu chị nói dối, chồng tui kỹ sư computer. Ai ngờ, oái oăm sự đời, có lần người order anh đưa bánh pizza là bạn của chị. Thế là sau đó, anh phải xách cái valy nhẹ hều ra khỏi căn nhà ở New York lạnh lẽo, đáp máy bay về miền nam Cali nắng ấm, ở với chúng tôi, cho đến ngày anh chat chit trên mạng, gặp được "Bông hồng bé nhỏ".

"Bông hồng bé nhỏ" là tên anh gọi yêu nàng. Mà quả là bông hồng đó bé nhỏ thật. Cô bé trông như một học sinh trung học, đẹp tuyệt, nhất là từ khi quen anh Danny, có nghĩa là tăng thêm những phụ tùng đẹp từ những tờ đô la anh gửi về hàng tháng. Nhìn những tấm hình cô bé gửi qua, ai cũng tấm tắc khen nhưng... kèm theo cái chép miệng: "Không biết con bé làm vợ Danny được bao lâu".

Cũng từ ngày trở thành tình nhân, rồi làm chồng của Betty, anh Danny "cày" nhiều hơn. Hàng tháng, anh vô cùng hạnh phúc đưa xấp tiền chẵn ít lẻ nhiều, nhờ tôi gửi tiền cho Betty (vì tôi làm việc trong một văn phòng gửi tiền về Việt Nam) cùng với những lời nhắn thấm đẫm tình tứ âu yếm. Nào là : "Bông hồng bé nhỏ của anh ơi, nhớ em lắm lắm lắm..." Nào: "Betty em ơi, đêm qua anh nằm mơ thấy em đang ở bên anh...", " Hun người yêu bé nhỏ của anh thật sâu..."... và còn nhiều câu nữa, sực nức yêu nhớ mà tôi thấy mắc cỡ cho anh nên không kể ra đây... Có lần tôi phải nhắc anh: "Thôi anh Đực, vừa vừa phai phải thôi, anh nhắn nhe gì mà nghe phát ớn, nghe muốn... nổi da gà!". Các bạn trong công ty tôi xuýt xoa, công nhận cái cô Nguyễn Thị Bé Tý đó có phước thiệt! Tha hồ xài tiền. Đó, lấy Việt kiều Mỹ sướng vậy, còn lấy Đài Loan, Hàn Quốc thì thê thảm cuộc đời.

Nhưng than ơi! Nàng Betty (tên Bé Tý tự chọn từ khi có người yêu là Việt kiều Mỹ) đã bỏ anh mà đi rồi. Còn việc nàng đi với ai và đi đâu có trời mới biết!

Thật ra chuyện nầy đã cũ mèm, nghe muốn nhàm tai trong cộng đồng người Việt ở đây. Và anh Danny, đã được tất cả mọi người trong gia đình cũng như họ hàng xa gần và bạn bè cảnh báo, nhưng anh không chịu nghe.

Mẹ tôi từng "tiên tri":

- Mai mốt, nó nhai bắp rang được, còn thằng Đực phải trệu trạo bắp hầm, vậy là cãi nhau. Mai mốt, nó khoái nghe nhạc giựt gân, thằng Đực thì ưa Bolero, vậy là cãi nhau. Mai mốt nó thích đi chơi, thằng Đực, ngoài giờ đi làm, thích nằm nghỉ ngơi, vậy là cãi nhau...  

Chị Hai của anh Đực, giọng hiu hắt buồn:

- Khéo bay lại thất tình nữa đó Đực ơi.

Chị Ba càm ràm:

- Cái thằng toàn làm chuyện ruồi bu.

Chị Tư đe nẹt:

- Mầy không chịu nghe lời cho mầy chết!

Em trai út tôi nháy mắt:

- Chị Betty nhí nhảnh nhảy chân sáo, anh Đực lụm cụm gối mỏi chân run, làm sao chạy theo kịp.

Ông xã tôi tủm tỉm nụ cười tinh ma quỷ quái:

- Cô đó đang xuân, anh Đực... tàn xuân... Ừm... Hổng biết ảnh... còn đủ sức...

Tôi cũng góp phần để can ngăn:

- Anh Đực ơi, chị ấy nhỏ tuổi quá so với anh, thấy kỳ quá! Eo ơi... thấy ghê ghê... giống như... ông cháu... cha con...

Anh Đực phản ứng liền:

- Bộ mầy không đọc báo, coi tivi? Nhiều ông bảy tám chục còn lấy vợ hai mươi kìa.

- Nhưng đó là người nước ngoài. Còn mình là người Việt Nam. Phong tục, tập quán của người Việt mình không như vậy.

- Hồi xưa mấy ông vua già khú đế vẫn có hàng nghìn mỹ nhân tuổi đôi tám thì sao?

- Đó là chuyện đời xưa, đó là chuyện mấy ông vua. Còn chuyện anh Đực là chuyện đời nay, anh Đực cũng không phải là vua.

Ba tôi đề nghị:

- Đực nè, tao thấy ở đây single mom (người mẹ đơn thân. BT) đẹp đẹp nhốc. Mầy kiếm một cô, tuổi chừng trên bốn mươi là OK rồi. Thôi, trẻ đẹp mà làm gì hả cháu? Chừng tuổi nầy, cháu nên suy nghĩ chín chắn, kiếm ai đó hiền lành, biết điều phải trái để nương tựa nhau mà đi tiếp phần đời còn lại, Đực à!

Anh Đực giãy nảy liền:

- Tội quá đi chú Tư! Trên bốn mươi còn xơ múi gì nữa?

Cho nên anh Danny, người đàn ông vừa chẵn sáu mươi, đang gục ngã một cách vô cùng bi đát trên chốn tình trường mà không ai thèm thương xót. "Đáng đời nó, ai biểu ham sắc ham trẻ!"; "Thương cái nỗi gì thằng Đực, cái thằng suốt đời mê gái đẹp!"; "Để nó bị quật tan tác bầm dập cho trắng mắt ra!".

Và hình như chỉ có tôi đây, đứa em họ anh luôn tin cậy từ nhỏ giờ, thấy tội nghiệp, xót xa cho anh quá, bèn ngồi tẩn mẩn cà kê dê ngỗng kể chuyện mê gái trẻ đẹp của anh cho mọi người nghe chơi.

Chiều nay, 5 giờ, anh sẽ bắt đầu công việc của anh: đi bỏ bánh pizza! Anh sẽ ki cóp những đồng típ, gom lại thành từng trăm, rồi cùng với tiền lương, góp lại thành tiền nghìn, để tiếp tục tìm cô gái đẹp, để trả món nợ đời anh. Tội nghiệp!

Mẹ tôi cứ chép miệng thở dài, nói, chắc kiếp trước thằng đực lấy con gái người ta có chửa rồi bỏ rơi con gái người ta nên kiếp nầy nó phải trả. Đúng là nghiệp chướng!
Tịnh Tâm (Theo Vietbao, 19.3.2011)

Papa (lyric)- Paul Anka.


 Xin mời thưởng thức nhạc phẩm "Papa" thật cảm động  qua tiếng hát  của danh ca Paul Anka . 
                    http://www.youtube.com/watch?v=QZ6LwbmlZ-E&feature=related

GẠT TIỀN CHÙA.


CON ĐƯỜNG SÁNG
(SỰ THẬT NHÂN QUẢ)
Thích Huyền Diệu


Mỗi lúc nhàn rỗi tôi và thầy U. Nyaneinda, trụ trì chùa Miến điện thường ngồi chung cùng uống trà nói nhiều chuyện, trong đó có những chuyện về nhân quả đời này. Thầy và tôi có nhiều điểm giống nhau nên rất thân, tuy nhiên vẫn có nhiều điểm không giống nhưng chúng tôi biết hòa đồng nhân nhượng tôn kính lẫn nhau, nên mọi việc điều tốt đẹp. Chúng tôi đều đồng ý quan điểm bà con xa không bằng láng giềng gần, nên rất lưu tâm giúp đỡ những người sống gần chùa.
Gần chùa có một gia đình biết chùa cũng gần 20 năm nên thầy cả rất tin tưởng và thương quý, đó là gia đình anh Yadaw Kuma. Anh là người thường xuyên giúp đỡ cho chùa mỗi khi có việc cần. Một hôm anh chạy qua chùa Miến điện (tôi cũng có mặt ở đó) anh ta xin mượn thầy cả 40 ngàn rupees để mua 2 con bò sữa kiếm tiền nuôi con ăn học. Anh năn nỉ Thầy cả để mượn tiền và hứa sẽ hoàn trả đầy đủ trong vòng 6 tháng.
Những năm 1985, 40 ngàn rupees là tương đối lớn, bằng 1 năm thu nhập của những người lao động trung bình. Anh Yadaw Kuma ngày nào cũng qua chùa năn nỉ Thầy cả mượn tiền để lo cho gia đình và công việc. Trước tình cảnh thương tâm và nhiều ngày năn nỉ như vậy cuối cùng Thầy cả cũng xiêu lòng, Thầy lấy tiền chùa và đi mượn các chỗ khác cho đủ 40 ngàn rupees để cho anh ta mượn. Ngày cho anh Yadaw Kuma mượn tiền, Thầy có cho mời tôi qua uống trà và có lẽ cũng để làm chứng việc thầy cho anh mượn tiền. Khi thầy đưa tiền cho anh có sự hiện diện của tôi, Thầy nói đi nói lại nhiều lần đây là tiền chùa, tiền linh thiêng, tiền của những tấm lòng thành tâm cúng dường tam bảo, Thầy nói đúng ra thầy không có quyền lấy tiền cho anh mượn, nhưng vì thương hoàn cảnh của anh đang khó khăn nên giúp đỡ. Thầy đề nghị anh nên cố gắng trả lại cho chùa càng sớm càng tốt, chậm nhất là 6 tháng. Anh ta trả lời chắc nịch: “Nhất định con sẽ trả lại cho Thầy đúng kỳ hẹn, thầy đừng lo!”. Nói xong anh cầm số tiền lạy tạ Thầy cả 3 lạy với vẻ mặt mừng khó tả, rồi anh ta quay sang tôi xá lia lịa nói cảm ơn, cảm ơn.
Không phải tiền của tôi mà anh ta cảm ơn ríu rít như vậy tôi lấy làm ngạc nhiên, sau này tôi mới hiểu anh ta tưởng tôi có cho Thầy cả mượn một số tiền nhưng thật ra tôi không có cho thầy mượn đồng nào cả, mà tôi chỉ là người có mặt để chứng kiến anh mượn tiền Thầy cả thôi.
Thời gian 6 tháng trôi qua khá nhanh Thầy cả có nhắc anh trả tiền phần nào để xây dựng chùa nhưng anh cứ tìm cách trì hoãn. Vài ngày vài tuần vẫn không thấy anh trả, từ đó anh ít lui tới chùa vì sợ Thầy cả đòi tiền. Thế là một hôm nhân có sự hiện diện của tôi cùng uống trà ăn bánh ngọt mới từ Miến Điện gởi qua, Thầy nhờ chú thị giả qua mời anh Yadaw Kuma qua cùng uống trà ăn bánh. Khi anh ta qua thấy chúng tôi vui vẻ uống trà với nhau thì anh bỗng dưng òa lên khóc nức nở và nói vợ con đang đau nặng mà không đủ tiền đưa vợ đi nhà thương. Gặp cảnh thương đau như vậy tôi và thầy cả còn an ủi anh rồi mọi người mỗi người một ít đóng góp để anh kịp đưa vợ đi nhà thương. Vài hôm sau tôi gặp mấy người hàng xóm để hỏi thăm về bệnh tình của vợ anh ở nhà thương ra sao, mới vỡ lẽ là vợ anh ta không có bệnh đau gì cả, chị ta rất khỏe mạnh ở nhà cùng mấy đứa con lấy sữa bò bán kiếm tiền. Tôi thấy hơi ngạc nhiên và đem chuyện này nói lại cho Thầy cả biết trong một buổi uống trà nhàn rỗi. Thầy cả nghe xong có vẻ trầm ngâm và linh tính có gì đó không tốt xảy ra. Thầy nói với tôi: “Có lẽ thằng Yadaw Kuma đã gạt lấy số tiền mà cách đây mấy tháng mình cho nó mượn. Mình thấy nó khó khăn nghèo khổ nên mượn giúp nó, nhưng tôi có cảm tưởng số tiền mình cho mượn và tấm lòng tốt của những người khác sẽ mất”. Tôi thấy Thầy nói với giọng trầm trầm và buồn buồn nên tôi vội an ủi: “Chắc thằng Yadaw Kuma đang gặp khó khăn nên chưa trả được thôi”, tôi nói với thầy vẫn còn hi vọng.  Nhưng Thầy nói tiếp: “Mình vì thương người mà bị nạn”.
Sau đó khoảng một tuần lễ, nhân có lễ hội lớn tại Bồ Đề Đạo Tràng nhiều người đến dự trong đó có những nhân vật nổi tiếng của tiểu bang Bihar và địa phương, có lẽ Thầy cả cũng nhân cơ hội này chính thức đòi tiền lại cho dễ hơn chăng? Đúng như tôi đã nghĩ, khi lễ gần xong mọi người ra về khá nhiều, chỉ còn vài nhân vật thân với Thầy cả cùng ngồi với tôi uống trà, bất chợt thầy thấy hai vợ chồng Yadaw Kuma đi qua, thầy cũng mời lại ngồi uống trà thế là Yadaw Kuma cùng ngồi vào bàn uống trà và anh ta mở miệng khen năm nay lễ hội tổ chức rất lớn và rất vui, lại có những nhân vật cấp cao đến dự. Anh cũng tán thưởng khen các nhân vật VIP cùng ngồi uống trà ăn bánh. Mọi người cùng ngồi uống trà trò chuyện thì Thầy cả bất chợt nói với Yadaw Kuma nên trả lại phần nào số tiền cho chùa, để có mà sửa chữa một số nơi đang xuống cấp và hư nát. Khi thầy hỏi Yadaw Kuma một cách nhẹ nhàng và khiêm tốn thì anh liền hứ một cái thật lớn làm mọi người giựt mình để ý ngay, Yadaw Kuma lại hứ lên một cái nữa rồi nói một cách rất tự nhiên: “Con đã trả tiền cho Thầy hết rồi mà sao thầy còn đòi nữa? Có thể mấy hôm trước Thầy bị bệnh nên trí nhớ bị quên chăng? Con đã trả tiền thầy ngay tại chỗ thầy đang ngồi đó”. Tôi thấy Thầy cả có vẻ ngạc nhiên sửng sốt trước những lời tự nhiên của Yadaw Kuma, nhưng thầy vẫn bình tĩnh nói: “Vậy sao, vậy sao!” rồi Thầy tiếp: “Nếu anh đã trả tiền cho chùa rồi thì anh hãy đứng dậy đưa tay lên trời nói đi nói lại 3 lần: tôi đã trả tiền chùa rồi.” Thầy vừa nói xong Yadaw Kuma đứng dậy làm ngay. “Con đã trả tiền cho Thầy đầy đủ rồi!” Anh nói đi nói lại 5 lần chứ không phải 3 lần như Thầy cả yêu cầu.
Tôi ngồi đó đếm rất kỹ bằng tiếng Hindi. Ai cũng phì cười vì giọng tiếng Hindi của tôi mang chưa đủ mùi cà ri nị, người nghe biết ngay là không phải dân Ấn Độ chính gốc. Tôi đếm rất nghiêm túc, tôi thấy anh Yadaw Kuma một tay đưa lên trời một tay đưa sau lưng mà nói. Nói xong anh ngồi xuống rót trà uống một cách tự nhiên, cách tự nhiên ấy làm mọi người rất tin tưởng vào lời hứa của anh mà chỉ riêng có Thầy cả và tôi biết sự thật mà thôi.
Sau đó Yadaw Kuma và mọi người điều ra về hết chỉ còn 2 chúng tôi ngồi lại uống trà trong bóng đêm với ngọn lửa bập bùng. Thầy cả và tôi ngồi yên lặng một khoảng hơi lâu không nói gì hết, màn đêm từ từ buông xuống, sương cũng bắt đầu dày đặc. Tôi thì nghĩ ngợi lung tung và tận sâu trong tâm hồn tôi thấy rất buồn cho nhân thế! Tôi nghĩ một người có đầy đủ đức độ như Thầy cả vậy mà họ vẫn nhẫn tâm đi lừa gạt Thầy, thật bất nhân và vô lương tâm! Thầy cả cho Yadaw Kuma mượn tiền là để giúp nó những lúc khó khăn chứ có ăn tiền lời đồng nào đâu, sao Yadaw Kuma có thể làm phiền một vị chân tu như vậy?
Thầy cả vẫn trầm ngâm không nói, Thầy suy nghĩ về lời nói của Yadaw Kuma đã hứa “con đã trả tiền cho thầy rồi”!  Ánh lửa bập bùng thỉnh thoảng lại nhỏ rồi to, tôi thấy nét mặt của thầy buồn buồn, tôi cũng buồn theo, sự lặng thinh vẫn tiếp diễn ánh lửa khi mờ khi lu tạo thêm vẻ thê lương của cuộc đời nhiều đen bạc, của sự vô ơn bạc nghĩa…
Đêm về khuya, trời càng lạnh, ngọn lửa cháy đỏ từ hồi chiều tới giờ cũng gần tàn, tôi muốn kết thúc buổi gặp gỡ đầy kỉ niệm và nhiều ấn tượng buồn này và cũng muốn làm vơi bớt nỗi buồn của người bạn thân: “Thôi chúng ta không nên buồn vì chuyện Yadaw Kuma lừa gạt lấy tiền chùa. Nếu kiếp trước mình gạt nó bây giờ nó gạt lại là huề. Còn không nó sẽ trả quả báo rất sớm”. Thầy thốt lời rất nhanh: “Tôi đồng ý quan điểm đó!” Thế là tôi chia tay Thầy để về còn tụng kinh niệm Phật, sáng mai còn làm việc khác.
Mấy ngày sau, khi gặp lại Thầy, Thầy vẫn nhắc lại việc Yadaw Kuma gạt tiền chùa mà còn dám thề thốt một cách tỉnh bơ. Thầy nói nhưng vẻ mặt thật buồn và rất thất vọng cho nhân thế! Tôi biết thầy đang buồn nên vội khuyên: thầy nên quên chuyện đó đi để tâm hồn thoải mái mà lo những việc khác ý nghĩa hơn, thầy cứ yên tâm sự thật trước sau rồi cũng tỏ bày, Yadaw Kuma thế nào cũng trả quả báo thật sớm, vì đây là chỗ linh địa, tôi đã chứng kiến nhiều việc hiển linh! Thầy nghe tôi nói vậy, thế là thầy cười vui vẻ, hứa với tôi không nhắc đến việc của Yadaw Kuma nữa.
Khoảng một tuần sau trời mờ mờ chưa sáng, ngoài sân sương mù còn dày đặc, thế mà thầy đến gõ cửa phòng tôi mời qua uống trà. Tôi hơi ngạc nhiên vì tôi với thầy thường hay ngồi uống trà khi hoàng hôn gần xuống, sao hôm nay lại được mời uống trà trong buổi sáng tinh sương. Tôi nói để tôi lạy Phật xong sẽ qua, tôi sang đến nơi thì đã thấy thầy có mặt tự bao giờ.
Thầy vui vẻ mời tôi ngồi xuống và nói hôm nay tôi có trà rất ngon mới từ Miến Điện gửi sang nên mời thầy qua thưởng thức. Tôi uống được khoảng hai tách thì thầy hỏi tôi có biết tin tức gì mới không. Thầy hỏi với vẻ mặt nghiêm trang đặc biệt. Tôi hỏi lại thầy có chuyện gì lạ phải không. Thầy bảo những lời tôi nói hôm trước linh thiêng lắm. Tôi hỏi lại có chuyện gì mà linh thiêng? Thầy từ từ kể lại trong sự xúc động: tối qua anh Babulan, người làm công cho chùa Miến Điện đến báo tin vợ Yadaw Kuma không biết sao mà đau dữ dội, Yadaw Kuma phải gọi xe cứu thương chở vợ đi gấp để cấp cứu, khi vợ đến bệnh viện tạm ổn, Yadaw Kuma cho xe quay về nhà để lấy đồ ấm và một số đồ dùng cho vợ vì mùa đông ở xứ Ấn độ khá lạnh, khi về đến nhà thì tự nhiên 2 con bò và 1 con trâu trong đàn gia súc lăng ra chết cách đó chỉ vài chục phút. Yadaw Kuma hốt hoảng khóc lóc thảm thiết, làng xóm xung quanh chạy tới xem, trong đó có Babulan. Nhờ vậy mới có tin tức báo cho thầy biết, tuy rất đau đớn khổ sở nhưng Yadaw Kuma vẫn cố giữ bình tỉnh để lấy đồ cho vợ là chị Devi Kumari đang nằm trong phòng hấp hối. Nhưng hỡi ôi! Anh vừa đem đồ ấm tới nhà thương thì bác sĩ đã báo tin vợ anh đã chết trước khi anh đến chỉ có 5 phút. Theo nhiều người kể lại thì anh lăn ra đất tại bệnh viện mà khóc la thê thảm. Anh ôm xác vợ đưa về nhà mai táng vì theo truyền thống Ấn Độ không được để lâu. Anh cùng gia đình làng xóm đưa vợ anh đi thiêu thì không bao lâu sau đó 2 con trâu khác và 4 con cừu trong số 10 con cũng lần lượt chết đi, do căn bệnh gì tới nay không ai biết được. Nghe tin anh vừa đưa vợ đi vừa khóc lóc thảm thương như đứa con nít 8 tuổi, chứng kiến cảnh ấy ai ai cũng xót thương cho Yadaw Kuma. Khi xác chị vợ thiêu xong, tro được rải xuống dòng sông Phănggu gần Gaya. Khi anh vừa về nhà thì 6 con cừu còn lại của anh cũng vừa mới chết khoảng 1 giờ trước. Dân chúng trong vùng đều bị chấn động, cứ nghĩ bệnh dịch đang bùng phát nên nhiều gia đình xóm Yadaw Kuma đã vội dọn đồ chạy đi nơi khác sinh sống.  Nhưng sự thật không phải bệnh dịch, mà sự cố chỉ xuất hiện trong gia đình của Yadaw Kuma. Sau đó 3 ngày, con của anh Yadaw Kuma lấy xe của bố chạy ra đường, không biết thế nào mà xe chở đá chạy ngược chiều cán con anh văng từng mảnh, nhưng chiếc xe yêu quý của Yadaw Kuma thì còn nguyên vẹn. Khi xe được đem về làng mọi người bàn tán đủ thứ, không ai giải thích được tại sao có chuyện lạ như vậy. Người thì tan xác, xe lại không bị gì! Nghe mọi người kể lại cái chết kinh hoàng của con anh, anh không tin nhưng khi cảnh sát đến tận nhà báo tin thì anh mới bật ngửa. Lại một trận khóc xảy ra, nhưng lần này nước mắt không còn để chảy vì tất cả đã khóc hết nước mắt cho người vợ thân yêu và đàn gia súc của anh.
Sau khi được cảnh sát báo tin anh cùng lên xe đi tới hiện trường thì anh mới tá hỏa như người mất hồn khi nhìn thấy đầu và tay của con, còn lại các phần khác thì văng tứ tung. Cái đầu máu mủ dính với bụi bặm nhìn rất thảm thương. Anh ôm đầu con vừa hôn vừa khóc thảm thiết. Còn anh tài xế chở đá khi gây tai nạn thấy cảnh khủng khiếp như vậy cũng hốt hoảng bỏ chạy,  nhưng bị dân chúng bắt được giao cho cảnh sát. Yadaw Kuma ôm đầu con gào khóc như người điên loạn. Cảnh sát và mọi người khuyên anh nên bình tĩnh để còn đi lượm thịt xương của con anh, sợ để lâu sẽ bị hôi thúi quạ và kênh kênh tới giành ăn là sẽ gây khó khăn cho dân làng!
Gần một tiếng đồng hồ anh mới chịu nghe lời cảnh sát và mọi người khuyên. Sau đó anh cùng dân làng đi tìm những mảnh thịt con anh bị xe cán văng tứ phía, dân làng cũng tiếp tay với anh nhưng khi họ tìm thấy thịt hay xương của con anh họ la lên để anh tới nhặt, vì họ sợ xui xẻo nên không ai dám nhặt dùm, đó là tục lệ của vùng này. Nhờ vào mùa đông thời tiết lạnh nên việc tìm kiếm cũng khá dễ. Mất gần 4 giờ đồng hồ, nhưng mọi người tìm hoài vẫn không thấy cánh tay trái và cái chân phải đâu cả.  Có người bảo có lẽ khi con anh bị xe cán thân thể văng tứ tung nên những con chó trong làng thấy và tha đi đâu nên không sao tìm được.
Yadaw Kuma bỏ thịt xương con vào cái thùng làm bằng tre, mướn xe định chở về sông Niranjara hỏa tán, nhưng anh lại quyết định đem xác con ra dòng sông Phanggu, nơi mà cách đây mấy ngày đã thiêu xác người vợ thân yêu của anh. Sau khi thiêu xong tro được các vị thầy tu rải xuống sông. Vị thầy tu Ấn Độ giáo bảo anh, anh đã làm gì ác lắm phải không, nên khi quăng tro con anh xuống dòng sông trong, tro có rất nhiều hình mặt kỳ dị hiện ra than khóc! Vị thầy tu Ấn Độ khuyên anh từ đây về sau nên làm việc lành lánh xa việc ác để cuộc sống sau này an vui hơn. Anh trả lời “Jiha Jiha” bằng tiếng Ấn Độ, có nghĩa là vâng vâng, và xá vị thầy người Ấn Độ kia lia lịa.
Khi về đến nhà thì anh đã kiệt sức vì vợ chết, con chết, đàn trâu bò cũng chết anh chẳng còn gì nữa ngoài thằng con út mới 12 tuổi và căn nhà nhỏ nằm hiu quạnh hoang vắng. Từ đó anh trở nên như người điên dại không cần gì nữa, cũng chẳng thèm ăn uống đầy đủ như thời còn vợ. Thế là anh cứ mua đồ ăn ngoài đường, ngoài phố cùng với đứa con út ăn cho qua ngày đoạn tháng. Ăn hoài cũng chán, thằng con út năn nỉ anh nấu cơm ở nhà ăn, anh trả lời ba không biết nấu nếu con biết nấu, nấu cho ba ăn với.  Dù không biết nấu nhưng khi nghe ba nói như vậy nó cũng xuống bếp thế là hai cha con lần đầu tiên được ăn cơm nhà từ khi vợ anh chết. Nấu được một thời gian không biết vì sao khi hai cha con cùng ngồi ăn cơm tự nhiên lại nằm lăn ra ngủ ngay bàn ăn ngon lành. Rồi làng xóm phát hiện nhà anh bị cháy từ căn bếp, mọi người hốt hoảng vì sợ lan qua các nhà khác, khi họ kéo đến nhà anh thì vẫn thấy hai cha con vẫn ngủ ngon lành trong căn nhà đang cháy. Lửa bắt đầu lan sang căn phòng chính thì hai cha con bất chợt tỉnh dạy vội vã chạy ra ngoài, chỉ một lát sau nơi mà anh đã từng sống bên những người thân nay chỉ còn là đống tro tàn. Hai cha con ôm nhau mà khóc bên bờ ruộng thảm thiết. Không lấy được gì cả, vật mà duy nhất còn lại là cái quần đùi đang mặc trên người. Thật là vô thường! Thật là đau khổ cùng tận! Lừa gạt gom góp của người khác để làm của cho riêng mình, muốn mình và gia đình mình hưởng thụ mà không nghĩ đến luật quả báo trả vay. Kết cuộc phải lãnh một cái giá quá đắt cho chính hành động của mình. Trời cao có mắt, quả báo nhãn tiền. Chuyện này xảy ra gần chùa Miến Điện Bồ Đề Đạo Tràng. Còn nhiều chuyện nhân quả khác xảy ra nơi Đất Phật mà chúng tôi đã tận mắt thấy tai nghe, nếu có dịp tôi mong mỏi sẽ được thuận duyên kể tiếp.




===================================================================================================
  Sợ Ma  


(trích “Dòng Đời Vô Tận” xuất bản 2010, trang 114-121)

Thượng Tọa Thích Trí Siêu trong một buổi giảng tại Quận Cam do nhóm Đuốc Tuệ tổ chức đầu tháng 10, 2010.

Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma.
Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
Sợ ma là một ảo tưởng sai lầm do tâm non yếu, thời thơ ấu thường bị người lớn vô tình (và dại dột) hăm dọa, đầu độc. Thí dụ như đến tối bảo con nít đi ngủ mà chúng không nghe thì dọa nếu không đi ngủ thì ma (hay ông kẹ, ngáo ộp) sẽ hiện ra bắt đi. Rồi khi màn đêm xuống thì kể chuyện ma, nói trong bong tối có ma, ghê lắm rồi bỏ chạy, làm cho tâm trí non nớt của đứa trẻ bị khủng hoảng, nó in đậm ma là một hình ảnh ghê rợn, dữ dằn cùng với bóng đêm. Những người lớn này (cha mẹ, dì cô, chú bác, ông bà) vô tình đã bỏ một chương trình sợ ma vào tâm đứa trẻ. Sau này lớn lên, dù 50 hay 60 tuổi vẫn còn sợ ma y chang như hồi con nít. Có những người vì sợ ma mà phải lập gia đình, cưới đại một người mà mình không thương yêu để khỏi phải sống một mình. Vì sợ ma mà người ta trở thành nô lệ, sống bám vào một người khác, không bao giờ dám ở nhà một mình, dù là ban ngày. Vì sợ ma mà tối ngủ bật đèn sáng trưng suốt đêm, có khi còn trùm mền kín mít dù trời nóng chảy mỡ. Sợ ma là một loại bệnh tâm thần khiến cho người bệnh khổ sở không ít.
Nói theo khoa học điện toán, “sợ ma” là một chương trình phá hoại (malware) đã bị cài đặt trong tâm, chỉ cần ai nhắc đến chữ “ma” thì tức khắc chương trình “sợ ma” nhảy ra hoạt động ngon lành. Nói theo danh từ Phật giáo thì “sợ ma” là một đại vọng tưởng, chỉ cần tưởng tới chữ “ma” thì tập khí “sợ” khởi lên ngay lập tức. Như vậy “sợ ma” là do cái tưởng sai lầm (thuộc tưởng uẩn) làm việc quá mạnh, lấn át cả lý trí (thức uẩn) và tư duy (hành uẩn). Khi tưởng tới chữ “ma” thì người đó mất tự chủ, chân tay bủn rủn, mặt mày tái mét, tim đập hồi hộp, chỉ chực bỏ chạy hoặc té xỉu.
Thuở xa xưa, người tiền sử thiếu văn minh, không hiểu các luật thiên nhiên, mỗi khi thấy sấm sét thì “tưởng” đó là thần sét (thiên lôi), mỗi khi thấy gió mạnh thì “tưởng” đó là thần gió, khi thấy động đất thì “ tưởng” đó là thần đất, từ đó họ “tưởng” ra đủ loại thần, thần nước, thần cây, thần lửa, thần bò, thần chó, v.v… và cúng tế các loại thần này.
Ngày nay, với khoa học văn minh, người ta hiểu rằng đó chỉ là những hiện tượng vật lý, không có “ông thần” nào trong đó cả.
Vậy thì “ma” có hay không?
Chữ “ma” theo nghĩa bình dân, đó là những người chết hiện về. Đa số đều nghĩ người chết được chôn hay thiêu thì phải biến mất, không bao giờ còn nữa, nếu hiện ra là một điều quái gở, bất bình thường và đáng sợ.
Theo Phật giáo có sáu loại chúng sinh, hay sáu loại cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, Atula, trời. Trong sáu loại này, con người với mắt thịt chỉ nhìn thấy được hai loại là người và súc sinh (thú vật), còn bốn loại khác mắt trần không thể nhìn thấy, trong đó có ma được xếp vào loại ngạ quỷ. Nói cách khác là tần số rung động (vibration rate) của họ khác với loài người.
Theo vật lý lượng tử, con người và tất cả sự vật đều là những năng lượng (energy) được cấu tạo bởi các nguyên tử (atom) và điện tử (electron). Vì là năng lượng nên luôn  rung động. Khi rung động dưới một tốc độ hay tần số nào đó thì các năng lượng này cô đọng lại thành một hình sắc. Thí dụ ban đêm ta đốt một bó đuốc cầm trên tay và đứng yên  thì người ở xa sẽ thấy một đốm lửa. Nhưng nếu ta cầm bó đuốc quay thật nhanh thì người ở xa sẽ thấy đó là một vòng lửa. Cũng thế, các loại chúng sinh mà ta gọi là “vô hình”,  họ có thân sắc được cấu tạo bởi những nguyên tử vi tế hơn và rung động khác với tần số loài người nên ta không trông thấy được. Không phải vì mắt không thấy mà cho là không có. Cũng như ngày nay, các làn vô tuyến của radio, tivi, điện thoại di động, giăng bủa chằng chịt khắp nơi, nhưng chúng ta đâu có thấy. Chỉ khi nào mở radio, tivi, vặn trúng tần số thì mới thấy hình và âm thanh.
Con người gồm có hai phần: vi tế và thô kệch. Phần thô đó là thân xác bằng xương bằng thịt. Phần vi tế là phần vô hình, được gọi dưới nhiều danh từ như linh hồn, tâm linh, tinh thần. Gọi là “vô hình” bởi vì mắt trần không trông thấy, chứ thật ra nó vẫn có hình tướng, một loại hình tướng vi tế, vì nó là một năng lượng sinh động. Phần thô kệch có thể ví như bóng đèn, phần vi tế “vô hình” ví như điện. Một người sống ví như bóng đèn có điện chiếu sáng. Khi bóng đèn bị bể thì dòng điện không biến mất, nó chỉ ẩn tang trong trạng thái vô biểu (non-manifest) hoặc đi vào những đồ điện tử khác như radio, tivi, máy tính, máy giặt, tủ lạnh, v.v…
Cũng thế, khi một người tắt thở thì tâm (hay linh hồn) sẽ lìa khỏi thể xác (physical body), tiếp tục hiện hữu ở trạng thái vi tế và đi tìm một cái xác khác để tiếp tục biểu hiện, trong đạo gọi là tái sinh hay đầu thai.
Ma và người là bà con, chỉ khác nhau ở chỗ còn thể xác thô kệch hay không. Người là một chúng sinh có thể xác bằng xương thịt, còn gọi là người dương. Ma là một chúng sinh không còn mặt áo bằng xương thịt, còn gọi là người âm, nhưng họ vẫn còn hiện hữu với một sắc thân vi tế, gọi là thể “vía” (astral body).
Sau khi hiểu được “sợ” là một vọng tưởng sai lầm, hay một chương trình bệnh hoạn, và “Ma” là một người âm, thì chúng ta cần phải sửa lại bằng cách gắn vào tâm một chương trình đối lập, giống như muốn trừ virus trong máy tính thì phải gắn chương trình anti-virus.
Có những phương pháp tự kỷ ám thị (auto-suggestion) dạy người ta lặp đi lặp lại một câu nói, thí dụ như “tôi không sợ ma” để đối trị lại “tôi sợ ma.” Nhưng phương pháp tự kỷ ám thị này không phải lúc nào cũng có hiệu quả.
Sự hoạt động của tâm thức gồm có tàng thức (tiềm thức), mạt na thức (vô thức), và ý thức, không phải đơn giản muốn nhồi sọ vài lần là  xong. Sự nhồi sọ cần nhiều thời gian may ra mới có hiệu quả. Riêng đạo Phật không hưởng ứng phương pháp nhồi sọ, mà dạy tư duy, quán chiếu, để hiểu rõ vấn đề theo chiều sâu thì mới có sự thay đổi thật sự.
Thông thường những người có tánh sợ ma là vì họ tin ma có thật và có thể làm hại mình. Nếu thực sự muốn hết sợ ma thì cần sửa lại chương trình là tin ma có thật nhưng không thể làm hại được mình.
Trước tiên nên cài vào tâm một câu hỏi mới: “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa?” và ráng tìm câu trả lời. Câu hỏi này giống như một công án. Một công án thường vô lý và khó tin, giống như công án: “Thế nào là mặt thật của ta khi cha mẹ chưa sinh ra?” Chưa sinh ra thì làm sao có mặt mũi? Hoặc “Thế nào là tiếng vỗ của một bàn  tay?” Một bàn tay mà làm sao vỗ được? v.v…
Với một người sợ ma và tự hỏi “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa?” thì quả thật là vô lý. Câu hỏi này có hai công năng: một là nhồi sọ theo kiểu tự kỷ ám thị “tôi không còn sợ ma nữa,” hai là bắt tâm thức phải làm việc tìm câu trả lời. Càng moi óc tìm câu trả lời thì nó sẽ tác động sâu vào tiềm thức. Khi tâm lo tìm câu trả lời “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa” thì vô tình nó đã chấp nhận là nó “không còn sợ ma nữa,” như thế là đã đi được nửa đường rồi.
Tìm ra một câu trả lời là phá trừ cái sợ được một phần. Tìm ra được hai câu trả lời là bớt sợ được hai phần. Nếu bạn là người sợ ma thì chính bạn phải tự tìm hiểu để trả lời, như thế mới có hiệu quả, nhưng ở đây xin giúp bạn một vài câu khởi đầu.
Tại sao tôi không còn sợ ma nữa? Tại vì:
Ma có thật, nhưng không có thể xác vật chất nên không bóp cổ tôi chết được.
Ma cũng là một con người, một chúng sinh, sống trong cảnh giới khác.
Ma thực sự không phải là ma, mà chỉ là…
Ma không phải lúc nào cũng hiện ra. Họ chỉ hiện ra khi nào có gì u uẩn cần sự giúp đỡ của người sống…
Thấy được ma là một điều hiếm có, không phải ai cũng có dịp may như vậy…
Nếu ma hiện ra thì chỉ hiện trong nháy mắt rồi biến mất, đâu có làm gì được ai…v..v…
Khi máy tính bị virus tấn công thì có rất nhiều chương trình chống virus như Norton, McAfee, Panda, BitDefender, AVG, Avast, Antivir, v.v… Cũng như thế, có rất nhiều cách để trị bệnh “sợ ma,” trên đây chỉ là một trong nhiều cách.
Một cách đơn giản khác là không dùng danh từ “ma” nữa, mà thay vào đó bằng “người âm” hay “linh hồn” (spirit). Bởi vì chữ “ma” đã thấm quá nhiều năng lượng của sự sợ hãi do “tâm thức cộng đồng” bơm vào. Khi nói đến chữ “ma” thì tức khắc nó khởi dậy trong tâm một cái gì ghê rợn, đáng sợ. Bây giờ, mỗi khi nghe ai nói hay nhắc tới chữ “ma” thì chúng ta phải nghĩ ngay đó là “ người âm” hay “chúng sinh vô hình.”  Làm được như vậy chính là đang sửa chương trình “sợ ma”.
Nếu bạn là người sợ “ma” mỗi khi nghe ai nhắc tới chữ “ma” thì hãy thử nói thầm chữ “ ma” bằng tiếng Pháp như “ Fantôme” hoặc tiếng Anh “Ghost,” hay tiếng Đức “Geist,” xem cái sợ tăng hay giảm? Bạn sẽ thấy cùng có nghĩa là “ma” nhưng khi nói tiếng khác thì cái sợ sẽ bớt đi nhiều, bởi vì người Âu Mỹ không sợ ma nhiều bằng người Á Châu.
 Ngoài việc sửa chương trình trong tâm ý, bạn cần phải sửa chương trình ngoài thân, tức là hành xử như thể mình “ không còn” là người sợ ma nữa. Thí dụ như đi vào bóng tối dù chỉ một hai giây, hoặc nhìn vào bóng tối xem có thấy ai không, hoặc ngồi trong bóng tối vài phút rồi tăng dần lên từ từ, hoặc nghe ai sợ ma thì đừng hùa theo mà phải “giả bộ” anh hùng, v.v… Nói cách khác, bạn hãy giả bộ đóng vai mình là người không còn sợ ma nữa. Ban đầu giả bộ đương nhiên rất khó, nhưng cứ giả bộ hoài thì sẽ thành.
Ngoài ra các bạn nên tìm đọc sách về thới giới bên kia cửa tử, để hiểu rằng “người âm” không có gì đáng sợ, mà ngược lại, họ cũng giống y hệt như mình và có lúc họ cần liên lạc với mình để cầu sự giúp đỡ, trong khi đó mình lại đi sợ họ một cách vô lý vì thiếu hiểu biết.

Tỳ kheo Thích Trí Siêu

Explanation of the Ten Rules of Life



Archbishop Nguyen Van Thuan
1. I will live the present moment to the fullest
On August 15th 1975, on the Feast of the Assumption of Our Lady, I was invited to the Palace of Independence, the President's Palace in Saigon, only to be arrested. The motive was that Pope Paul VI had transferred me from my diocese in Nhatrang where I had been bishop for 8 years, between 1967 and 1975, to Saigon, to become Archbishop Coadjutor. For the Communist government this transfer, made one week before their arrival in Saigon, on April 30, 1975, was proof of a conspiracy between the Vatican and the Imperialists.
From the very first moment of my arrest, the words of Bishop John Walsh, who had been imprisoned for 12 years in Communist China, came to my mind.
On the day of his liberation Bishop Walsh said, "I have spent half my life waiting"
It is true. All prisoners, myself included, constantly wait to be let go.
I decided then and there that my captivity would not be merely a time of resignation but a turning point in my life.
I decided I would not wait. I would live the present moment and fill it with love. For if I wait, the things I wait for will never happen. The only thing that I can be sure of is that I am going to die.
I was removed far from my diocese and was taken to the village of Cay-Vang, 400 km from Saigon. Day and night I was obsessed with the thought of my people. How was I going to stay in touch with my people? Just at the time when they needed their pastor most. The separation was heart-breaking.
One night, light came: "It's simple, imitate the example of Saint Paul when he was in prison. he wrote letters to the various communities. The very next morning, I called to Quang, a little boy who was coming home from Mass. "Go and tell your mother to buy some old calendars". When evening came, Quang brought me the calendars and every night during the months of October and November 1975, I wrote down my message from captivity for my people. Every morning the boy took the torn-off pages home and his brothers and sisters recopied the message. That is how the book "The Road of Hope" came to be written, and it has been published into eight languages: Vietnamese, English, French, Italian, German, Spanish, Chinese and Korean. God's liberating power gives energy to work to accomplish even in the most desperate moments.
No, I will not spend time waiting. I will live the present moment and fill it with love. "A straight line consists of millions of little points". Likewise, a lifetime consists of millions of seconds and minutes joined together. If every single point along the line is rightly set, the line will be straight. If every minute of a life is good, that life will be holy. The Road of Hope is paved with small acts of hope along life's way. A life of hope is born of every minute of hope in that lifetime.
2. I will discern between God and God's works
Alone in my prison cell, I continued to be tormented by the fact that I was forty-eight years old, in the prime of my life, that I had worked for eight years as a bishop and gained so much pastoral experience and there I was isolated, inactive and far from my people... (1700km)
One night, from the depths of my heart I could hear a voice advising me:
"Why torment yourself? You must discern between God and the works of God. Everything you have done and desire to continue to do, pastoral visits, training seminarians, sisters and members of religious orders, building schools, evangelizing non-Christians. All of that is excellent work, the work of God but it is not God! If God wants you to give all up and put the work into his hands, do it and trust him. God will do the work infinitely better than you; he will entrust the work to others who are more able than you. You have only to choose God and not the works of God!"
This light totally changed my way of thinking. When the Communist put me in the hold of the boat, the Hai-Phong along with 1500 other prisoners and moved us to the north, I said to myself, "here is my cathedral, here are the people God has given me to care for, here is my mission: to ensure the presence of God among these, my despairing, miserable brothers. It is God's will that I am here. I accept his will". And from that minute onwards, a new peace filled my heart and stayed with me for thirteen years.
3. I will hold firmly to one secret: prayer
When I was let out of prison, several people remarked that at least I had had lot of time to pray! It's not as simple as you think. God allowed me to see all my weaknesses, both physical and mental. Time passes so slowly in prison, particularly during solitary confinement. A week, a month, two months are exceedingly long but as they turn into years, it becomes an eternity! There were days when I was not able to recite a single prayer.
A story came to my mind, the story of old Jim. Every at twelve o'clock, Jim went into the church and after not more than two minutes, he left. The sacristan was intrigued. One day, he grabbed Jim and asked, "What do you come in here for every day?"
"I come in say prayer"
"That's impossible. What kind of a prayer can you say in 2 minutes?"
"Me ignorant old man; pray to God my own pray."
"But what do you say?"
"I say, 'Jesus, here Jim' and I go out"
Years go by. Jim grows old becomes ill and enters the hospital, in the ward for poor people. After a time, they see that Jim is going to die and the priest and a nurse are with him at his beside.
"Tell us, Jim, why is it that since your arrival in the ward everything has changed for the better? The men are happier and friendlier."
"Dun no. When I could walk, I went around and visit everybody, say hello, talk a bit. When I'm laid up. I call to everybody from my bed, laugh a lot, make everybody happy. Jim always happy."
"But why are you always happy?"
"When you get a visit every day, you happy, right?"
"That's right. But who comes to see you? We've never seen anyone."
"Jesus. he comes every day at twelve o'clock."
"And what does he say to you?"
"He says, Jim, here Jesus!"
As Jim was dying, he gestured and smiled broadly and pointed to the chair beside his bed, inviting someone to sit down. After a short time, he smiled again, closed his eyes and died.
At times, when my strenght failed and I could not even recite my prayers, I repeated, "Jesus, here Francis". Consolation came and I knew that Jesus was replying, "Francis, here Jesus".
Praying is being with someone, with Jesus.
You ask, "what prayers were you able say?"
I prayed with the word of God, the Psalms. I said the prayers I had recited in the family chapel every evening when I was a child. The liturgical songs came back to me. I often sang the Veni Creator, the hymns of the martyrs, the Sanctorum Meritis, the Credo... To truly appreciate those beautiful prayers, it is necessary to have experienced the darkness of incarceration, conscious of the fact that your suffering is offered for faithfulness to the Church. In particular I call two prayers my prayers of liberation.
The Litany of the Saints:
From all evil, Lord save your people.
From every sin, Lord, save your people.
From everlasting death, Lord, save your people.
By your death and rising to new life, Lord, save your people.
By your gift of the Holy Spirit, Lord, save your people.
The Beatitudes
On one hand, I share the misery of the poor, of those who shed tears those who are persecuted for justice' sake. On the other, I comtemplate God's mercy and strength which frees them. The Kingdom of Heaven is theirs.
"Why are there crises in the Church?"
"Simply because people do not take prayer seriously anymore"
4. I will see in the Holy Eucharist my only power
"Were you able to say Mass in prison" - is a question I have been asked many, many times.
And when I say "yes", I can foretell the next question, "How did you get the bread and wine?"
I was taken to prison empty-handed. Later on, I was allowed to request the strict necessities like clothing, toothpaste, etc... I wrote home saying "Send me some wine as medication for stomach pains". On the outside, the faithful understood what I meant. They sent me a little bottle of Mass wine, with a label reading "medication for stomach pains", as well as some hosts broken into small pieces. the police asked me: "Do you have pains in your stomach?" "Yes" "Here is some medicine for you!" I will never be able to express the joy that was mine: each day, three drops of wine, a drop of water in the palm of my hand. I celebrated my Mass.
The six Catholics in my group of fifty prisoners tried to stay together. We line up the boards we were given as beds; they were about 20 inches wide. We slept close together in order to be able to pray during the night. At nine-thirty every evening when lights out rang everyone had to be lying down. I bent over my wooden board and celebrated Mass, by heart of course, and distributed Communion to my neighbors under their mosquito nets. We made tiny bags from cigarette paper to protect the Blessed Sacrament.
Every week there was an indoctrination session which all 250 prisoners attended. At the break we could smoke a cigarette or chat. My Catholic companions took advantage of the break to pass around the Blessed Sacrament to other groups. Jesus Christ was at work, during physical and mental suffering. Many of the others who had lost their faith came back during those days.
At night, the prisoners took turns and spent time in adoration. The Blessed Sacrament helped tremendously. Even Buddhists and other non-Christians were converted. The strength of love of Jesus is irresistible. The darkness of the prison turned into light, the seed germinated silently in the storm.
I spent nine years in solitary confinement and during that time I said Mass every day at three o'clock, the hour of Jesus death on the Cross. I was all alone and could sing and chant whatever I wished, in Latin, in French and Vietnamese. I always carried with me the same tiny bag containing Jesus in the Blessed Sacrament, "You in me and me in you".
They were the most beautiful Masses of my life. From 9 to 10 PM during the hour of adoration, I sang Lauda Sion, Miserere, Te Deum. In spite of the fact that the loudspeakers continued to bark from 5 AM to 11:30 PM, every single day, I felt a singular peace of mind and heart and joy in the company of Jesus and Mary. I sang the Salve Regina and the Salve Mater and became one with the universal Church, I sang "Tu es Petrus - You are Peter and upon this rock I shall build my Church" The presence of Jesus in the Eucharist consoles and unites us, vivifies and transforms us like the pilgrims on the road Emmaus.
You believe in one power: the Blessed Eucharist, the Body and Blood od Our Lord which make you live. "I have come that they may have life, and have it more abundantly" (John 10:10). As the manna fed the Israelites on their way to the Promised Land, so will the Blessed Eucharist nourish you as you travel on the Road of Hope.
5. I will only one wisdom: the science of the Cross
When I look back on my past, it's hard to understand the meandering of the path I traveled. I walked on the nettles and rocks, I sang with joy as I moved ahead, groping my way in the darkness. Yet Jesus was there, walking with me, guiding me, carrying me when I could no longer move, when I was inches from death. It was at those moments that I would turn my thoughts to Jesus crucified and abandoned. He could no longer teach or cure the sick or raise his friend from the dead. he was in absolute immobility. In the eyes of the world he had lost, he was useless and frustrated. But in God's eyes, Jesus, on the Cross, had accomplished the greatest act of all; he had shed his blood to save humanity.
I was liberated by the thought of Jesus crucified. When I was crushed by pain, disdain, unjust accusations, ingratitude and in comprehension, I prayed to unite myself to Jesus on the Cross and I knew that this was the most important act of my life. I often sang "O crux ave, spes unica mundi salus et gloria!". Jesus, save the World!
You have one wisdom: the science of the Cross. (1 Cor 2:2). Look to the Cross and there you will find the solution to all the problems which are worrying you. If the Cross is the standard by which you make all your choices and decisions, your soul will be at peace.
What is foolishness in the eyes of men is wisdom in the eyes of God. (1 Cor 3:19 and 1 Cor 1:27).
The Church was born on the Cross. The Church grows by continuing the passion of Jesus until the end of time. If you put your trust in money, in diplomacy, in power and in influence, or in campaigns of any kind, you will be very sadly misled.
6. I will remain faithful to my mission in the Church and for the Church as a witness of Jesus Christ
In his testament, Jesus left me his Church but at the same time he entrusted me with a mission. "Be my witness unto the ends of the earth." (Act 1:8). I cannot be faithful to the testament of Jesus unless I carry out my mission within the Church and for the Church: "Love the Church. Obey the Church. Be loyal to the Church. Pray for the Church. There are various kinds of Catholics, the Catholic who makes use of the Church, the Catholic in name only; there is the opportunist and the honorary Catholic looking for status. But Our Lord accepts only those who are hundred percent Catholic, those who accept him unconditionally. "They left all and followed him" (Lk 5:11).
I was accused of being involved in the conspiracy between the Vatican and the Imperialist against the Communists merely because Pope Paul VI had transferred me to Saigon one week before the arrival of the Communist troops. I was imprisoned without trial, without sentence.
I repeated often, as did Paul VI, "For the Church, for the Church".
How can I be a witness of Christ? One day I told a Communist cadre who was criticizing the Church: "We have two diferent meanings for the same words. If you sincerely wish to understand the Church, to dialogue with Catholics, I propose to write an index of religiuos vocabulary in Latin, French, English, Italian, Spanish and Chinese with Vietnamese definitions. If you accept my offer, please give me some paper and a pen. He agreed and I began, from "About to Zizania".
When the cadre returned, I explained a few words of the index to him, the meanings, the history and development of the Church, for instance, - what is an abbot - an abbey - life in an abbey - silence, poverty, obedience, chasity, fasting, manual work, pastoral and intellectual work, etc... His curiosity was aroused. very slowly, I continued to explain the index, a kind of intensive catechism for Communist cadres! It was a way to dialogue in truth and love instead of debate and criticism.
I did the same with my guards who asked me to teach them foreign languages. They brought me French books. While teaching them French history, civilization, literature and culture, I was able to explain the impact of the gospel on France and on European history and its culture.
The role of the apostle in our times is to be in the midst of the world, not of the world making use of the facilities of the world.
7. I will seek the peace the world cannot give
When I began to discern between God and God's works, when I chose God and his will and left everything else in his hands when I learned to love others, especially my enemies as Jesus loved me, I felt great peace in my heart. Deprived of freedom, of absolutely everything and living in extreme poverty in my dark cell, I was at peace because I could say, "My God and my all".
The peace that the world cannot give brought me great joy. "Holiness consists in being continuously joyful because we possess God".
"Why are you unhappy? It must be that something disturbs your relations with God". "You forget that you have the gift of happiness to present to others, the gift of peace which this world cannot give, your treasure of joy which knows no bounds". In the light of these thoughts, I laughed at myself and at the world. The things that seemed so important ten years ago appeared foolish. Why did I let those things disturb my interior peace? They were all vain, infatible, ambitious, anxious yearnings that separated me from God.
I will say with Mother Teresa: "My message is smile" The by-pass that can cure my heart is called "everything passes". On my Episcopal ring, two words are inscribed: "Todo pasa". Saint Teresa of Avila wrote that, "Todo pasa, solo Dios basta".
8. I will carry out a revolution by renewal in the Holy Spirit
Jesus Christ came into the world to bring fire to burn all waste, a sword to cut all the bonds that hold us in slavery. He brought Truth because Truth alone can set us free.
He died to free us from death. He rose from the death to give us life in abundance.
How do we carry out this revolution? "You desire to carry out a revolution, namely the reform of the world. You will carry out this precious and noble mission which God has entrusted to you by the power of the Holy Spirit. Every day, prepare a new Pentecost around you".
I have lived in a country which suffered through 40 years of war, which experienced the failure of Communist ideology and the frustrations of consumerism. The lyrics of the song "Empty Chairs, Empty Table" from Les Miserables echo in my mind, after a frustrated and failed revolution:
"Here they spoke of revolution,
Here it was they lit the flame!
Here they sang about tommorow
And tommorow never came!"
Where are you going? - Church, Quo vadis?
Where do we find a new way of being the Church?
In Asia? in USA?
Pope Paul VI clearly expressed this challenge to follow the Spirit in his encyclical Populorum Progressio:
"...As far as experience in human affair is concerned, the Church, without attempting in any way to interfere in the politics of states... seek but a solitary goal: to carry forward the work of Christ himself under the lead of the befriending Spirit".
What is the new path shown to us by Pope John Paul II? It is the idea of New Evangelization.
"Every day, re-evangelize your mind and heart with reading and meditation; immerse yourself in the everlasting Word so that the gospel will gradually permeate and take deep root in every cell and every fiber of your body. That is renewal: the most enduring revolution". "The most solid barrier is not a fortress; it is not a fence. It is indifference".
When Jesus saw the fear of the apostles and the trembling of his disciple as they received the mission he entrusted to them, "Be my witness unto the ends of the earth", Jesus simply said, "Do not be afraid!" (Mt 17:7) "You will receive the power of the Holy Spirit which will come on you and then, you will be my witnesses" (Act 1:8).
9. I will speak one language and wear one uniform: Charity
Prisoners held captive for very long periods, without trial and in oppressive conditions retain bitter memories and sentiments of hate and vengeance. That's a normal reaction everywhere.
I was in prison for 13 years, 9 of which in solitary confinement.
Two guards watched me but never spoke to me; just yes and no.
But I knew that after all, they were my brothers and I had to be kind to them. I had no gift to offer as a prisoner I had nothing at all, nothing to please them. What to do? One night, a thought came. "You are still very rich. You have the love of Christ in your heart. Love them as Jesus love you". The next day I set to work, first, by showing gladness and by smiling. I began to tell stories about my journeys in coutries where people live in freedom and enjoy their culture and great technical progress. That stimulated their curiosity and they asked many, many questions. Slowly, very slowly, we became friends. They wanted to learn foreign laguages. My guards became my disciples! The atmosphere of the prison changed considerably. The quality of our relationship changed for the better.
At that time, in another park of the area, a group of twenty people were learning Latin to be able to read Church documents. Their teachers was a former catechist. One of my guards was in the Latin class and one day he asked me if I could teach him songs in Latin.
"There are so many", I replied, "And they are all so beautiful".
"You sing and I'll choose" he retorted.
And so I sang Salve Regina, Salve Mater, Lauda Sion, Veni Creator, Ave Maris Stella - You never guess the song he choose. The Veni Creator!
I can't begin to tell you how moving it is to be in a Communist prison and hear your guard, coming down the stairs at 7 AM every morning on his way to the gymnastics yard for physical exercises, singing the Veni Creator.
I will speak one language: Charity.
While at prison in Vinh-Quang in the mountains of North Vietnam, I was sawing wood one afternoon. I asked my ever-present guard, who had become my friend, if I could ask him for a favor.
"What is it? I'll help you"
"I want to saw off a small piece of wood in the form of a cross.""
"Don't you know that's strictly forbidden to have any sign of religion whatsoever?"
"I promise to keep it hidden."
"But it would be extremely dangerous for the both of us." "Close your eyes, I'll do it right now and I'll be very careful"
He turned his back and left me alone. I sawed a small cross which I later hid in a piece of melted down soap. I have kept it always and had it mounted in a piece of metal and it has become my pectoral cross.
In another prison in Hanoi, I became friends with my guard and was able to request a piece of metal wire. He was terrified. "I studied in the University of Police that when someone wants electric wire he want is to kill himself!" he cried. I explained the Christians, and most of all priests, do not commit suicide.
"And so what are you going to do with electric wire?" he asked.
I need a chain to wear my cross".
"But how can you make a chain from wire?"
"If you bring me two little pincers, I'll show you.""
"Much too dangerous!"
"But we're friends!"
He hesitated and finally said, "It's too hard to refuse. Tonight at 7 PM we'll do it. But we have to finish before 11. I'll have my companion take the evening off. If he knew, he'd denounce the both of us.
that evening, with the tools he brought, we cut and shaped and worked together to make my chain and finished it before 11 PM!
This cross and chain are not only my souvenir of captivity, as precious as that may seem. They are a constant reminder that only Christian charity can bring about a change of heart. Not arms, not threats, not the media. It was very hard for my guards to understand when I spoke about loving our enemies, reconciliation and forgiveness.
"Do you really love us?"
"Yes, I really love you."
"Even when we cause you pain? When you suffer because you're in prison without trial?"
"Look at all the years we've spent together. Of course, I love you!"
"And when you get out, will you tell your people to find us and beat us and hurt our families?"
"I'll continue to love you even if you wish to kill me"
"But why?"
"Because Jesus taught us to love always; if we don't, we are no longer worthy to be called Christians."
There is not enough time to tell you all the other moving stories which are proof of the liberating power of the love of Jesus.
"You wear one uniform and speak one language - Charity. "Charity is the sign by which you will be recognized as one of our Lord's disciples. (John 10:10). It is a badge which costs little but is most difficult to find. Charity is the most important language. Saint Paul regarded it as far more important than being able "to speak the languages of men and even of angels" (1 Cor 13:1).
10. I will have one special love: the Blessed Virgin Mary
The harsh years in prison pass very slowly. While suffering humiliation and abandonment, my only support and hope was the love of Mary, Our Blessed Mother. The wonderful servants of Mary, Grignon de Montfort, Don Bosco, Maximilien Kolbe were my companions on the road of hope. They inspired me and gave me unwavering trust in the love of Mary, the Queen of the Apostles and Martyrs.
I said this prayer to Mary. "Mary, my Mother, if you know that I connot be of any more use to the Church, grant me the grace to die here in prison and consummate my sacrifice. If you know that I can still be of use to the church, grant me the grace of freedom on one of your feast days. In fact, on November 21, 1988, I was cooking my meal when I heard my guard being called to the phone.
I had an idea it might be because of me. A few minutes after, the guard called to me. "Mr. Thuan, have you finished eating?" "No, not yet."
"Right after your meal, go and see the chief... and good luck!"
I was taken to meet the Minister of Police and after a brief conversation, he asked, "Do you wish to express any request?"
"Yes, Mr. Minister, I wish to be let free!"
"When?"
"Today!"
The Minister feigned surprise but I knew the day had come. It was the feast of the Presentation of Mary in the temple and she was answering my prayer.
To counter the Minister's surprise I replied, "You see, Mr. Minister, I have been in prison for three pontificates: Paul VI, John Paul I, John Pual II. I have been here during the offices of four Secretary Generals of the Communist Party, Bhreznev, Andropov, Tchernenko and Gorbachev."
His eyes opened wide. "Yes! that's right. All right. Your request is granted. You are free."