Popular Posts

Monday 30 May 2011

Such a Beautiful Story - Một câu chuyện đẹp


It will take just 37 seconds to read this and change your thinking.

Two men, both seriously ill, occupied the same hospital room.

One man was allowed to sit up in his bed for an hour each afternoon to help drain the fluid from his lungs. His bed was next to the room's only window. The other man had to spend all his time flat on his back. The men talked for hours on end.

They spoke of their wives and families, their homes, their jobs, their involvement in the military service, where they had been on vacation..
 
Every afternoon, when the man in the bed by the window could sit up,he would pass the time by describing to his roommate all the things he could see outside the window.
 
The man in the other bed began to live for those one hour periods
where his world would be broadened and enlivened by all the activity and color of the world outside.

The window overlooked a park with a lovely lake. Ducks and swans
played on the water while children sailed their model boats. Young lovers walked arm in arm amidst flowers of every color and a fine view of the city skyline could be seen in the distance.

As the man by the window described all this in exquisite details, the man on the other side of the room would close his eyes and imagine this picturesque scene.
 
One warm afternoon, the man by the window described a parade passing by. Although the other man could not hear the band - he could see it in his mind's eye as the gentleman by the window portrayed it with descriptive words.

Days, weeks and months passed.

One morning, the day nurse arrived to bring water for their baths only to find the lifeless body of the man by the window, who had died peacefully in his sleep.
 
She was saddened and called the hospital attendants to take the body away.

As soon as it seemed appropriate, the other man asked if he could be moved next to the window. The nurse was happy to make the switch, and after making sure he was comfortable, she left him alone.

Slowly, painfully, he propped himself up on one elbow to take his
first look at the real world outside. He strained to slowly turn to look out the window besides the bed.
 
It faced a blank wall !!!

The man asked the nurse what could have compelled his deceased
roommate who had described such wonderful things outside this window.
The nurse responded that the man was blind and could not even see the wall.
 
She said, 'Perhaps he just wanted to encourage you.'

Epilogue:

 - There is tremendous happiness in making others happy, despite our own situations.

 - Shared grief and you will half the sorrow, but happiness when
shared, is doubled.

 - If you want to feel rich, just count all the things you have that money can't buy.

'Today is a gift, that is why it is called The Present .'

Một câu chuyện đẹp

Bạn chỉ mất 37 giây để đọc câu chuyện này và nó sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn.

Chuyện kể rằng có hai người đàn ông bị bệnh nặng, nằm cùng phòng trong một bệnh viện.

Một người được phép ngồi dậy trên giường trong một giờ vào mỗi buổi chiều để các y tá rút nước từ phổi ra. Giường của bệnh nhân này được đặt cạnh chiếc cửa sổ duy nhất trong căn phòng. Người còn lại thì nằm bẹp trên chiếc giường của mình.

Hai người đàn ông tán gẫu với nhau suốt ngày cho đến tận khuya.

Họ kể về những người vợ, gia đình, công việc, thời trong quân ngũ, những nơi họ đã từng đến trong các kỳ nghỉ.

Cứ mỗi buổi chiều, khi người bệnh nhân có chiếc giường đặt cạnh cửa sổ được phép ngồi dậy, ông ấy lại bỏ ra hàng giờ để mô tả cho người bạn cùng phòng nghe về mọi thứ mà ông ta nhìn thấy bên ngoài cửa sổ.

Qua lời kể, ngưòi bạn cùng phòng bắt đầu sống trong một thế giới bên ngoài cửa sổ rộng lớn luôn náo nhiệt và đầy màu sắc.

Cửa sổ phòng bệnh nhìn ra ngoài một công viên, trong công viên có một cái hồ xinh xắn.

Bầy vịt và thiên nga chơi đùa trên mặt hồ trong khi lũ trẻ con thì điều khiển các chiếc thuyền buồm mô hình. Các cặp tình nhân thì tản bộ tay trong tay giữa các bông hoa đầy màu sắc và phía xa đường chân trời là toàn cảnh một thành phố xinh đẹp.

Trong khi người đàn ông ngồi cạnh cửa sổ mô tả  cảnh bên ngoài đến từng chi tiết tinh xảo, thì người đàn ông kia nhắm mắt lại và tưởng tượng ra quang cảnh sinh động đó.

Một buổi chiều ấm áp nọ, ngưòi bệnh nhân nằm cạnh cửa sổ mô tả  một cuộc diễu hành đi ngang qua.

Mặc dù ngưòi bệnh nhân cùng phòng không nghe thấy tiếng dàn nhạc chơi, nhưng ông ấy vẫn cảm nhận được qua sự mô tả sinh động của người đàn ông cạnh cửa sổ.

Rồi ngày, tháng cứ trôi qua.

Một buổi sáng nọ, chỉ khi người y tá mang nước đến tắm cho hai bệnh nhân, cô ấy mới phát hiện ra người đàn ông nằm cạnh cửa sổ đã chết một cách yên bình trong khi đang ngủ.

Cô ấy buồn bã gọi những người phục vụ đến mang ông ấy đi.

Nhân tiện, người bệnh nhân còn lại trong phòng đề nghị được chuyển đến chiếc giường cạnh của sổ. Người y tá vui vẻ chấp thuận và sau khi an tâm thấy bệnh nhân thoải mái với chỗ nằm mới, cô ấy để ông ấy nằm lại một mình trong phòng.

Người đàn ông, từ từ, đau đớn nhấc ngưòi lên một vai để lần đầu tiên nhìn ra thế giới thực bên ngoài.

Ông ấy gắng sức để từ từ nhìn ra ngoài khung cửa sổ bên cạnh chiếc giường.

Đối diện với nó chỉ là một bức tường trắng xoá !!!

Người đàn ông hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn cùng phòng đã chết của ông ấy, kể cho ông ấy nghe mọi sự việc kỳ diệu bên ngoài ô cửa sổ này.

Cô y tá đáp rằng người đàn ông đó bị mù và ông ấy chẳng nhìn thấy bất cứ cái gì thậm chí bức tường.

Cô ấy nói, “Có lẽ ông ấy muốn động viên ông đấy.”

Lời kết :

Có một niềm hạnh phúc to lớn kỳ lạ trong việc làm cho ngưòi khác hạnh phúc, bất chấp chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào.

Nếu nỗi buồn của người khác được bạn chia sẻ thì nỗi buồn đó sẽ vơi đi một  nửa, nhưng nếu niềm hạnh phúc của bạn được chia sẻ thì hạnh phúc sẽ được tăng lên gấp đôi.

Nếu bạn muốn có được cảm giác mình giàu có, bạn chỉ cần đếm những thứ bạn đang có mà tiền bạc không thể nào mua được.

“Ngày hôm nay là một món quà (gift), chính vì vậy mà trong tiếng Anh người ta gọi hôm nay là Present (chữ này có 2 nghĩa là: "Hiện tại" hoặc "Món quà")”

No comments:

Post a Comment