Popular Posts

Wednesday 11 May 2011

Chứng đầy hơi



Chứng đầy hơi thường là bệnh chức năng, nghĩa là không do tổn thương thực thể như khối u hay hẹp tắc ruột. Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi nhưng có thể phòng và chữa được. Người bệnh thường nhầm lẫn giữa đầy hơi với chậm tiêu. Đầy hơi là hiện tượng có nhiều hơi trong dạ dày, ruột, khác với tình trạng thức ăn chậm tiêu hóa.
Ở người bình thường, hơi chứa trong ruột khoảng 200ml và được đánh hơi (trung tiện) khoảng 600 ml/ngày. Thanh niên đánh hơi trung bình 14 lần, các đối tượng khác đánh hơi dưới 25 lần một ngày. Ở người bị bệnh, số lượng hơi tăng lên, gây chướng bụng, khó chịu. Các loại hơi này gồm có nitrogen, oxy, carbon dioxit, hydrogen và methan.
Người bệnh bị chứng rối loạn hấp thu hoặc rối loạn tiêu hóa do tinh bột. Các loại tinh bột này gồm có đậu, thực phẩm họ đậu, đường fructose, sorbitol trong trái cây hoặc một số loại bột. Tùy theo cá nhân mà bị rối loạn hấp thu các loại đường khác nhau. Ở trẻ em bị chứng đau bụng mạn tính không giải thích được, có đến 40% là do rối loạn hấp thu sữa. Ở người khỏe mạnh cũng có tới 20% bị rối loạn hấp thu tinh bột. Chỉ có gạo và bột mì không có gluten là được hấp thu hoàn toàn. Các loại tinh bột khác như lúa yến mạch, khoai tây, bắp có thể gây rối loạn hấp thu một phần. Các loại thực phẩm có chất xơ như cám, chất xơ khác không làm mất hơi. Một số chất không hấp thu oligosaccharid như stachyose, raffinose và verbasco - những chất dư thừa từ đậu và họ đậu - gây ra hơi do lên men của vi trùng. Một số thực phẩm như măng tây, hành, bột mì có những chất không hấp thu trên. Chứng rối loạn hấp thu biểu hiện các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, co rút và ợ hơi.
Đầy hơi cũng thường gặp trong loại bệnh rối loạn vận động ống tiêu hóa và bệnh chuyển hóa. Hội chứng đại tràng kích thích (đại tràng chức năng) và loại bệnh giảm nhu động ruột gây chướng hơi do vi trùng lên men tinh bột ở lâu trong đại tràng. Vi trùng ở đại tràng gây ra các loại hơi khác nhau tùy theo người và có thể thay đổi theo độ pH, kháng sinh sử dụng hoặc làm sạch ruột.
Ngoài ra còn các  nguyên nhân gây đầy hơi khác
Do ứ phân: Thường gặp trong hội chứng đại tràng kích thích, chứng táo bón tự miễn, chứng chậm tiêu không có ổ loét, bệnh tiêu chảy chức năng.
Do sau mổ tạo hình thực quản, sau mổ dạ dày tá tràng, sau thủ thuật nội soi đại tràng, cắt polyp đại tràng.
Do bệnh suy tuyến giáp trạng, do dùng một số thuốc như anticholinergic, chế phẩm thuốc phiện, thuốc huyết áp như ức chế kênh canxi, thuốc chữa trầm cảm.
Cách chữa trị
Chứng đầy hơi chức năng có nhiều nguyên nhân khác nhau như nói ở trên và khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Vì vậy, mục đích điều trị là giảm hơi và điều hòa vận động ống tiêu hóa.
1) Người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống như hạn chế ăn kẹo hoặc nhai kẹo cao su, bỏ thuốc lá, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm nuốt hơi. Một số thức ăn cũng tạo ra nhiểu hơi như giá (Brussels sprouts), các thức ăn có chất cám (bran), các loại đậu (beans), bắp cải (cabbage), các loại đường nhân tạo (artificial sweeteners), các loại nước có gaz (carbonated beverages) và rượu (alcohol)… Những thức ăn này khác nhau ở mỗi người, vì vậy chỉ nên ăn uống những thức ăn dễ tiêu hóa và tránh những thực phẩm gây chướng bụng, đầy hơi mặc dù thức ăn ấy được cho là bổ hoặc quý hiếm.
2)Tránh ăn những thức ăn bị ô nhiễm gây rối loạn tiêu hóa, nếu ăn nhầm những thức ăn này, cần theo dõi sau khi ăn. Người bệnh có thể dùng thuốc tetracyclin hoặc metronidazol, berberin 7-14 ngày.
3)Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm có thể dùng cho bệnh nhân lo âu, căng thẳng hoặc bị trầm cảm.
Người bị hội chứng trào ngược thực quản (nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ nóng, ợ ra nước?) thường được điều trị bằng ranitidin, omeprazole hoặc thuốc tương tự.
Một số thuốc làm giảm đầy hơi như than hoạt (carbophos, carbogast), đôi khi cũng có thể làm giảm hơi trong phần dưới ruột già. Chất này có thể gây táo bón và cũng làm cho phân có màu đen
Ngoài ra còn những thuốc khác không cẩn toa bác sĩ như
- Simethicon (espumisan, meteospasmin?) để trị đầy hơi do hydrogen và tinh bột không tiêu hóa. Simethicon có dạng đơn chất hoặc kết hợp với thuốc chống co thắt hoặc men tiêu hóa, có thể giúp làm vở các bóng hơi trong phần trên của hệ thống tiêu hóa.
-Lactase làm giảm đầy hơi do các thức ăn có chất sữa.  Lactase có trong các sản phẩm như LactAid, Lactrase, và Dairy Ease.
-Alpha galactosidase  là một loại men, giúp tiêu hóa một số chất bột đường phức tạp(complex carbohydrates). Chất men này giúp tiêu hóa carbohydrate có trong các loại đậu và một số rau trái. Alpha galactosidase có trong sản phẩm có tên là Beano.
-Bismuth là một chất làm giảm viêm bao tử và ruột, và đôi khi có thể làm giảm đầy hơi. Nó cũng có thể làm giảm bớt mùi hôi khi ợ hơi. Chất này có trong Pepto Bismo. Thuốc này làm cho phân có màu đen.
-Thuốc nhuận tràng có chất xơ như igol, normacol…? có tác dụng tốt với bệnh đại tràng chức năng, chứng táo bón mạn tính. Khi bị táo bón, người bệnh có thể ăn thêm khoai lang, rau lang, mè đen, lá nha đam nấu chín? Thuốc metoclopramit có tác dụng giảm đầy hơi do tăng vận động ống tiêu hóa.
Ðôi khi, uống nước ấm hoặc nước trà với vài giọt tinh dầu bạc hà, quế, hay gừng sau khi ăn cũng có thể giúp cho một số bệnh nhân.
4) Sau đây là một số phương pháp khác tuy đơn giản nhưng cũng quan trọng trong việc giúp làm bớt đầy hơi:
-Ăn chậm, nhai kỹ. Vì đầy hơi là dấu hiệu của thức ăn không tiêu hóa tốt. Nhai để nghiền nát thức ăn và giúp cho các loại men trong nước bọt góp phần tối đa vào việc tiêu hóa thức ăn.
-Ăn uống một cách thoải mái. Thoải mái, tránh căng thẳng là một cách tránh đầy hơi.
-Ði bộ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn giúp đẩy hơi xuống phần dưới của ruột.
-Tập thể dục đều đặn Dưới đây là một số bài tập đơn giản sau bữa ăn
Bài 1- Nằm ngửa, co đầu gối phải lên ngực, ép xuống, giữ khoảng mười giây, rồi sau đó qua đầu gối bên kia, lập lại nhiều lần.
Bài 2- Quỳ gối và chống 2 tay xuống sàn nhà. Thở ra trong khi nâng tay phải lên và nhấc chân trái lên cho đến khi song song với sàn nhà. Rồi hít vào và kéo tay, chân về phía cơ thể, sao cho bụng hơi gập lại. Rồi thở ra trở lại vị trí ban đầu, hãy tưởng tượng như bạn đang cố gắng tạo ra “tiếng gầm” trong ruột. Bắt đầu tập lại với tay trái và chân phải. Thực hiện tối thiểu là 10 phút.
tap4.jpg
tap3.jpg
Bài 3- Đứng thẳng, 2 chân rộng dang rộng bằng hông, tay để thẳng về phía trước. Các ngón tay khép lại và song song với ngực. Hít vào thật chậm và đưa tay về phía cơ thể, thở ra và thót bụng rồi đưa tay trở lại vị trí ban đầu. Lập lại quy trình này 100 lần và lẩm nhẩm: “Hệ tiêu hóa của tôi rất tuyệt vời. Dạ dày và ruột đang thư giãn”.
 
tap2.jpg
 
Bài 4- Đứng dang chân bằng vai. Hai tay đan nhau và giơ cao, đặt trong tâm vào bên chân phải. Hít vào và đưa tay qua đầu, sao cho cánh tay vẫn giữ thẳng. Sau đó thở ra trong khi dần hạ tay xuống và dồn trọng tâm vào chân trái. Không nên căng người quá nhưng bạn phải kiểm soát được sự di chuyển của cơ thể. Làm lại động tác này để giúp “tống” hơi thừa ra khỏi bụng.
tap1.jpg
 
Kết luận Nếu bên cạnh việc đầy hơi, có triệu chứng gì khác, như đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sụt cân, vân vân, nguyên nhân có thể là các bệnh có thể nguy hiểm như viêm ruột, ung thư,... và ta nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.
                                          (theo BS Nguyen Tran Hoang)

No comments:

Post a Comment